Đặc điểm các loại chất liệu in tem nhãn phổ biến trên thị trường
Việc lựa chọn chất liệu in tem nhãn dựa trên đặc điểm sản phẩm, môi trường bảo quản,... là vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nhãn dán theo thời gian. Chất liệu in tem nhãn có tác động tới màu sắc và độ chân thực của tem nhãn decal, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm tới người tiêu dùng rõ ràng, ấn tượng nhất.
Ngày nay, chất liệu in tem nhãn vô cùng đa dạng. Bài viết dưới đây của In Nhanh Nhanh sẽ giúp bạn tìm hiểu đặc điểm của những chất liệu in nhãn dán phổ biến.
1. Sơ lược về dịch vụ in tem nhãn
Dịch vụ in tem nhãn hay còn được gọi là in decal dán, in nhãn dán được ứng dụng đa dạng trong các ngành như thực phẩm, mỹ phẩm, điện tử,...Với một miếng giấy nhỏ có khả năng dán lên sản phẩm, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin quan trọng về sản phẩm đó, góp phần quảng bá thương hiệu, gây ấn tượng với người tiêu dùng.
Chất liệu in tem nhãn đa dạng
Nhờ dịch vụ in nhãn dán, các công ty không cần tác động thêm để sử dụng tem nhãn mà chỉ cần dán trực tiếp lên bao bì sản phẩm. Vì thế, nhãn dán rất tiện lợi và được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.
Dịch vụ in tem nhãn ngày nay còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như in tem chống giả, tem bảo hành, tem nhãn dùng trong trang trí nội thất,...
Tùy theo từng sản phẩm, chất liệu in tem nhãn được sử dụng cũng khác nhau giúp thông tin, hình ảnh được in ra chân thực nhất, mang tính thẩm mỹ và gây ấn tượng cho người tiêu dùng.
2. Các chất liệu in tem nhãn mác thường dùng
Chất liệu in tem nhãn quyết định đến chất lượng của thành phẩm sau khi in ấn. Cùng In Nhanh Nhanh điểm danh 5 chất liệu in tem nhãn được sử dụng nhiều nhất ngay sau đây:
Chất liệu giấy
Giấy là chất liệu in tem nhãn được sử dụng nhiều nhất nhờ giá thành rẻ. Có nhiều loại giấy được dùng để in decal dán như Kraft, Couch,... Mặt sau của giấy in nhãn dán có chất nhựa dính để cố định lên sản phẩm.
Giấy là chất liệu in tem nhãn phổ biến nhất
Tem nhãn giấy có thể được cán lớp màng bóng hay màng mờ để bảo vệ bề mặt và được ứng dụng trong khoảng thời gian ngắn, môi trường khô ráo.
Chất liệu nhựa PP
Nhựa PP (Polypropylene) là chất liệu in tem nhãn phổ biến sau giấy
Tem nhãn dán bằng nhựa PP có bề mặt bóng hoặc mờ và có thể được in trên máy in chuyển nhiệt. Chất liệu in tem nhãn này có khả năng kháng nhiệt lên đến 80oC, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tùy theo mục đích sử dụng, tem nhãn loại này có thể tháo rời hoặc dán vĩnh viễn.
Chất liệu nhựa Vinyl dễ vỡ
In tem nhãn trên nhựa Vinyl dễ vỡ
Nhựa Vinyl là chất liệu màu trắng, dễ vỡ, có độ kết dính cực kỳ cao. Nhãn dán in bằng nhựa Vinyl dễ vỡ được ứng dụng trong in tem nhãn mã vạch bảo mật vì chất liệu in tem nhãn này khó tách rời và sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ nếu cố tình tháo, bóc lớp tem.
Chất liệu nhựa Polyester
Decal dán in bằng nhựa PE có kết thúc bóng hoặc mờ. Nhựa Polyester có độ bền rất cao, dày 0.076mm, chất dính chắc chắn ở mặt sau và có khả năng kháng nhiệt tới 132oC. Không những thế, chất liệu in tem nhãn này không bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu và một số dung môi nhẹ.
Nhãn dán in bằng nhựa Polyester (PE)
Nhờ khả năng chịu được các yếu tố trên, tem nhãn in bằng nhựa PE được ứng dụng phổ biến ngoài trời, có thể dính vĩnh viễn hoặc tháo rời theo yêu cầu của khách hàng.
Chất liệu nhựa Polyester mạ kim loại
Chất liệu nhựa Polyester mạ kim loại in nhãn dán
Nhãn dán loại này có thiết kế khá khác biệt dưới dạng tấm phim nhựa polyester, loại giấy bạc mờ, dày 0.05 mm, khả năng chịu nhiệt và hóa chất tốt. Chất liệu in tem nhãn này có tính thẩm mỹ, hiệu suất và độ bền cao.
Với những thông tin chi tiết trên, In Nhanh Nhanh tin rằng quý khách hàng đã nắm được đặc điểm của các chất liệu in tem nhãn phổ biến hiện nay. Nếu quý khách có nhu cầu đặt in tem nhãn chất lượng cao và muốn được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ ngay với In Nhanh Nhanh qua hotline đặt hàng 0912.63.36.49 - 0911.38.41.66 hoặc Fanpage để được hỗ trợ đầy đủ nhất.